Xả đáy cho lò hơi

Xả đáy cho lò hơi

Ngày đăng: 23/03/2023 02:48 PM

XẢ ĐÁY (XẢ BẨN) CHO LÒ HƠI

1. Xả bẩn:

  • Xả bẩn là công đoạn rất quan trọng và bắt buộc trong vận hành lò hơi. Mục tiêu của xả bẩn là loại bỏ các chất rắn keo tụ trong nước ra ngoài, nhằm tránh cáu cặn và bùn nhão trong lò hơi.

Ống nước lò hơi đã lâu không xả bẩn

  • Cần xác định tỷ lệ xả bẩn cho phù hợp, nếu xả quá ít thì không loại hết chất bẩn mà xả quá nhiều thì hao phí nước và nhiên liệu. Chất bẩn phụ thuộc vào nước cấp và hóa chất xử lý nước.
  • Theo các tài liệu công nghệ, thông thường các lò hơi được thiết kế với tỷ lệ xả đáy tương đương 1%; nghĩa là, lò hơi hoạt động sinh ra 100 tấn hơi mỗi ngày thì mỗi ngày ta xả đáy khoảng 1,0 m3 nước.
  • Nếu sử dụng hóa chất BACA theo đúng hướng dẫn thì, tỷ lệ xả đáy chỉ cần 0,6 – 0,7% là đủ. Tùy thuộc vào cấu tạo lò hơi, sẽ xác định chế độ xả đáy cho phù hợp. Nếu cần được tư vấn, xin gọi điện thoại (zalo) số: 0906430726 hay email: locsaigon@gmail.com.

Lưu ý:

  • Nếu van xả đóng không kín, nước lò hơi rò rỉ ra ngoài, thì được hiểu là nước xả đáy; còn nước bị cuốn theo hơi, thì được hiểu là nước xả mặt; trong đó, xả bẩn bao gồm cả hai (xả đáy và xả mặt). Xả mặt loại bỏ các váng dầu nhớt tốt hơn, còn xả đáy loại bỏ chất bẩn tốt hơn.
  • Nếu lò hơi xả bẩn càng nhiều (lưu ý cả lượng xả mặt), nước nồi hơi càng trong và lượng cáu cặn càng giảm song lại hao phí nước và tiêu hao nhiên liệu nên cần chọn giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao nhất. (Ví dụ: Không quan tâm đến hóa chất, chỉ cần xả bẩn thật nhiều – khoảng 40% – nước lò vẫn trong; Song, xử lý nước kiểu này cần phải tránh vì quá tốn kém).
  • Trường hợp lò hơi xả mặt quá lớn (nước cuốn theo hơi quá nhiều), nước lò hơi trong và giảm cáu cặn chứ không phải “cáu không đóng và ống không mòn”. Lý do: Các chất bẩn trong nước nếu không được xử lý triệt để và các hợp chất sắt do mòn ống cuốn theo dòng đối lưu có tỷ trọng nặng hơn nên có xu hướng đi xuống phía dưới, nên xả mặt chỉ mang đi một phần hạt cặn lơ lửng trong nước chứ không thể mang lớp cặn đã lắng xuống dưới và nhiệt độ liên kết chúng lại.

2. Cách xả bẩn:

  • Xả mặt: 
  • Do chủ động: Phương án này thường do nhà chế tạo sử dụng một vài lần khi lò còn mới nhằm loại bỏ lớp dầu mỡ còn bám trên mặt ống; sau đó, dường như không dùng. Thông thường, nhà chế tạo lò không hướng dẫn cách xả mặt cho người sử dụng mà tự làm.
  • Do bị động: xảy ra ngoài ý muốn của người vận hành do nước bị cuốn theo hơi. Nếu lò hơi hoạt động ở áp suất 0 bar thì chỉ có hơi nước bay lên còn 100% nước được giữ lại; nhưng trong thực tế, hầu hết lò hơi hoạt động ở áp suất cao hơn, nên khi hơi nước thoát ra đã cuốn một phần nước theo luồng hơi đó.
  • Nước này đã làm hơi mất nhiệt, nhiệt độ không đều và sinh ra hiện tượng thủy kích, ống co giật nên trong lò hơi, người ta khử quán tính nước theo hơi bằng cách lắp thêm bộ tách nước.
  • Thực tế, không thể tách nước hoàn toàn nên hiện tượng xả mặt luôn xảy ra tạo ra độ ẩm ban đầu của hơi. Độ ẩm này chiếm tỷ lệ dưới 2% thì chấp nhận được.
  • Sau khi hơi lấy ra khỏi lò thường được đưa vào Bình góp hơi. Bình góp hơi có chức năng chia hơi đến các nơi sử dụng; nhưng quan trọng hơn cả là một lần nữa tách nước ra khỏi hơi để hơi khô hơn nữa và giảm quán tính cơ học của hơi nhằm kéo dài tuổi thọ thiết bị.
  • Xả đáy: Tương tự như xả mặt, xả đáy cũng
  • Do bị động: van xả đáy bị hở. Rất dễ kiểm tra bằng cách, khi không mở van xả đáy, nước nóng có rò rỉ qua van không? nếu có, van đã hỏng, phải sắp xếp kế hoạch sửa chữa càng sớm càng tốt.
  • Do chủ động: tùy theo yêu cầu của nhà cung cấp hóa chất xử lý nước lò hơi (thông thường không qúa 1,0% lượng hơi sinh ra, nếu hóa chất BACA thì 0,6 – 0,7%) mà lên kế hoạch và thời gian xả đáy cho phù hợp, có thể xả đáy mỗi ngày một lần hay mỗi ca vận hành lò một lần. Nếu lò hơi BACA đã tích hợp sẵn thiết bị xả đáy tự động thì không cần quan tâm đến việc xả đáy nữa.
  • Nếu cần xác định lượng hơi sinh ra trong ngày hay trong ca vận hành, có thể nhờ Công ty chế tạo lò hơi xác định giúp hay lắp đồng hồ nước trước bơm đứng cao áp (bơm nước vào lò) để theo dõi (số m3 trên đồng hồ cũng tương đương với số tấn hơi sinh ra). Theo dõi số liệu này, ngoài xác định được lượng hơi sinh ra thực tế, Qúy vị còn biết được cần bao nhiêu nhiên liệu để sinh ra 1 tấn hơi và dùng loại nhiên liệu nào rẻ hơn?
  • Khi xả đáy bằng tay cần lưu ý, thật bình tĩnh theo dõi lượng nước cần xả đáy, tránh xả quá nhiều hao phí nước và nhiên liệu hoặc xả quá ít không loại được hết các chất keo bẩn lơ lửng trong nước cần thải, lâu ngày có dạng bùn nhão như hình trên.

     Chúc Qúy vị tránh tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất để công ty ngày càng thịnh đạt.

Nếu Quý vị muốn tìm hiểu thêm Xả đáy (xả bẩn) cho lò hơi hay Quy trình xử lý nước lò hơi, Đặc biệt là Hóa chất xử lý nước lò hơi BACA của chúng tôi, xin vui lòng liên lạc: điện thoại (zalo): 0906430726 hay email: locsaigon@gmail.com

Trân trọng.